Sau một khoảng thời gian sử dụng, điện thoại Android thường trải qua tình trạng giảm hiệu suất, gây khó chịu cho người dùng. Vậy phải làm gì khi chiếc điện thoại smartphone của bạn có dấu hiệu chạy chậm? Bạn có thể khắc phục vấn đề này thông qua việc thực hiện một số thói quen sử dụng hợp lý.
Nguyên nhân gây tình trạng chậm điện thoại
Tình trạng điện thoại Android giảm hiệu suất, đơ, và chậm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là việc không dọn dẹp tập tin rác, cài đặt quá nhiều ứng dụng không cần thiết, hoặc thiết bị lâu không được cập nhật bản nâng cấp.
Dưới đây là một số thói quen sử dụng điện thoại có thể giúp duy trì hiệu suất mượt mà của máy, ngay cả khi thiết bị đã trải qua thời gian sử dụng:
Quản lý bộ nhớ điện thoại
Giải phóng bộ nhớ trên điện thoại Android là một bước quan trọng để duy trì hiệu suất tối ưu của thiết bị. Sử dụng ứng dụng quản lý tập tin hoặc tính năng dọn dẹp tự động để loại bỏ tập tin không cần thiết và rác hệ thống. Dưới đây là một số gợi ý và thói quen hữu ích để giải phóng bộ nhớ:
a. Loại bỏ các files không sử dụng
Chọn và xóa các files không cần thiết để giải phóng không gian lưu trữ. Loại bỏ các files không sử dụng. Đặc biệt kiểm tra và xóa các files tải về không cần thiết, chẳng hạn như các tập tin PDF, tài liệu, hình ảnh, hoặc file nhạc.
b. Xóa bộ nhớ cache
Xóa các dữ liệu cache của ứng dụng và hệ thống. Điều này giúp giảm bộ nhớ được sử dụng và cải thiện hiệu suất.
c. Cài đặt ứng dụng quản lý bộ nhớ
Các ứng dụng quản lý bộ nhớ có thể tự động dọn dẹp các tập tin rác định kỳ và tối ưu hóa bộ nhớ. Tuy nhiên lời khuyên của mình là chỉ cài một ứng dụng để quản lý bộ nhớ cho mỗi máy điện thoại.
Thường thì các ứng dụng này sẽ kết hợp luôn công cụ quản lý hiệu suất để theo dõi và tối ưu hóa hệ thống. Công cụ này giúp kiểm soát và điều chỉnh các ứng dụng chạy nền, tăng cường hiệu suất.
d. Giảm số lượng ứng dụng trong smartphone
Xem xét và gỡ bỏ các ứng dụng không sử dụng thường xuyên (thường là không còn mở trên 1 tháng). Nếu không muốn xóa bỏ ứng dụng APP thì bạn cũng có thể di chuyển ứng dụng và dữ liệu sang thẻ nhớ nếu điện thoại hỗ trợ. Điều này giúp giải phóng không gian lưu trữ và giảm áp lực cho hệ thống.
e. Sử dụng dịch vụ lưu trữ trực tuyến
Hãy xem xét sử dụng các dịch vụ cloud trực tuyến để lưu trữ dữ liệu và giảm áp lực cho bộ nhớ trong điện thoại Android. Ví dụ như sau khi backup hình ảnh và video lên Google Photo thì có thể xóa các bản sao lưu không cần thiết của chúng trên điện thoại.
Hãy định kỳ thực hiện giải phóng bộ nhớ điện thoại Android của bạn. Có thể là hàng tuần. Việc duy trì bộ nhớ trống và giải phóng không gian lưu trữ sẽ giúp điện thoại Android của bạn hoạt động mượt mà và hiệu quả hơn.
Quản lý các phần mềm trên điện thoại
a. Cập nhật phần mềm thường xuyên
Luôn giữ điện thoại Android luôn cập nhật phiên bản phần mềm ứng dụng mới nhất để đảm bảo tính bảo mật và hiệu suất tốt nhất. Tốt nhất bạn hãy cho phép ứng dụng cập nhật tự động để đảm bảo điện thoại không bỏ lỡ các bản vá bảo mật và cải thiện hiệu suất.
Phần mềm của điện thoại Android không chỉ có ứng dụng APP mà còn bao gồm hệ điều hành. Việc cập nhật lên phiên bản Android mới nhất không chỉ cải thiện hiệu suất mà còn bảo vệ điện thoại khỏi các rủi ro bảo mật.
b. Kiểm tra ứng dụng chạy ngầm
Kiểm tra các ứng dụng đang chạy ngầm và tắt những ứng dụng không cần thiết.
c. Sử dụng phiên bản Lite của ứng dụng
Lựa chọn phiên bản rút gọn (Lite) của các ứng dụng phổ biến để giảm tải nguyên tài và tăng tốc độ hoạt động. Phiên bản Lite thường nhẹ nhàng, tiết kiệm dữ liệu và hoạt động nhanh chóng.
Một số APP phổ biến có phiên bản Lite như Facebook Lite, Messenger Lite…
d. Cài đặt ROM tùy chỉnh (nâng cao)
Với điện thoại Android đời cũ không nhận được bản cập nhật, xem xét việc cài đặt ROM tùy chỉnh. ROM tùy chỉnh được phát triển bởi cộng đồng giúp tối ưu hiệu suất và cung cấp các bản vá bảo mật mới. Đảm bảo rằng ROM tùy chỉnh được lựa chọn tương thích với điện thoại để tránh vấn đề không mong muốn.
Luôn kiểm tra tính ổn định và bảo mật của ROM trước khi cài đặt. Lựa chọn ROM từ nguồn uy tín để tránh rủi ro về virus hoặc mã độc. Các diễn đàn trực tuyến và cộng đồng Android có thể cung cấp thông tin về ROM an toàn và hiệu quả.
Tắt hiệu ứng chuyển động
Giảm sự phức tạp của giao diện bằng cách tắt hoặc giảm thiểu các hiệu ứng chuyển động không cần thiết.
Trong trường hợp điện thoại Android bắt đầu giảm hiệu suất, bạn có thể điều chỉnh cấu hình đồ họa xuống mức thấp hơn.
Khởi động lại điện thoại thường xuyên
Thực hiện việc khởi động lại máy thường xuyên để đóng tiến trình chạy nền không cần thiết và giải phóng RAM. Điều này giúp máy chạy nhanh hơn và đảm bảo hiệu suất tốt.
Nếu máy chạy quá chậm và không tìm ra nguyên nhân, cân nhắc khôi phục cài đặt gốc (Factory Reset). Thao tác này xóa toàn bộ dữ liệu và đưa chiếc điện thoại smartphone về trạng thái như lúc mới mua.
Tổng kết cách xử lý khi điện thoại chạy chậm
Trên đây là một số các phương pháp xử lý tổng hợp khi điện thoại bị chậm. Những thói quen trên không chỉ giúp điện thoại Android hoạt động mượt mà hơn mà còn kéo dài tuổi thọ và hiệu suất của điện thoại Android của bạn.