Super AMOLED
Tính đến T4/2021, màn hình Super AMOLED là 1 trong 2 loại màn hình được sử dụng phổ biến nhất trên các loại smartphone cùng với IPS LCD.
Màn hình Super AMOLED là gì
Màn hình Super AMOLED là phiên bản nâng cấp của màn hình AMOLED, được phát triển dựa trên công nghệ độc quyền bởi Samsung. Nhờ áp dụng công nghệ mới nên màn hình công nghệ Super AMOLED đã khắc phục được các điểm yếu của màn hình AMOLED.
Màn hình AMOLED (viết tắt bởi từ Active Matrix Organic Light Emitting Diode), ra đời để thay thế các dòng màn hình cũ như LCD, TFT với ưu điểm về khả năng hiển thị sắc nét, màu sắc tươi, rực rỡ, độ tương phản cao và trọng lượng nhẹ cùng nhược điểm về chi phí giá thành cao, góc nhìn chưa được rộng.
Đặc điểm của màn hình Super AMOLED
Điểm khác biệt trong kết cấu là màn hình Super AMOLED đã tích hợp lớp kính trên cùng và màn cảm ứng (Touch Panel) thành 1 tấm kính cảm ứng duy nhất được gọi là “in-cell” (với màn hình AMOLED thì được tách ra làm hai).
Màn hình Super AMOLED có kích thước mỏng hơn do có ít lớp kính hơn so với AMOLED nên loại bỏ được nhiều không khí dư thừa, ánh sáng thoát ra ngoài được nhiều hơn, cải thiện được độ sắc nét và độ sáng lên thấy rõ.
Super AMOLED có các điểm ảnh có thể tự tắt, mở và hoạt động độc lập. Chính vì thế công nghệ Always On Display (AOD) được ra đời cùng với màn hình SuperAMOLED, với chức năng thông báo tình trạng của thiết bị mà không cần mở khóa màn hình.
Ưu và Nhược điểm của màn hình Super AMOLED
- Màn hình sáng hơn, hiển thị màu sắc tươi, rực rỡ, nịnh mắt hơn.
- Giảm mức tiêu thụ điện năng.
- Giảm phản xạ ánh sáng mặt trời, tăng khả năng hiển thị khi ở ngoài trời. Bởi:
- So với AMOLED thì Super AMOLED có khả năng giảm mức độ ánh xạ trong điều kiện môi trường ánh sáng mạnh lên đến 80%. Đồng thời cũng tăng cường độ sáng màn hình hơn giúp màn hình hiển thị dưới trời nắng được tốt hơn và có khả năng tiết kiệm năng lượng khoản 20%, nếu so với màn hình TFT, IPS hiện nay thì con số này có thể lên đến 50%.
- Đem lại góc nhìn rộng hơn.
- Hỗ trợ tính năng Always On Display.
- Kích thước mỏng hơn, giúp tổng thể thiết bị cũng gọn và mỏng hơn, cầm nắm trên tay dễ dàng hơn.
- Nhược điểm của màn hình Super AMOLED cũng đến từ chính ưu điểm của nó. Cũng bởi quá rực rỡ, ảnh hiển thị về cơ bản sẽ khác biệt so với thực tế.
- Trong một số trường hợp màu sắc sẽ trở nên rực rỡ trên mức cần thiết làm mất đi tính chân thực của chủ thể.
- Các màu thường bị làm tươi quá mức, thỉnh thoảng có trường hợp ám vàng hoặc ám xanh tùy theo từng thiết bị.
- Bên cạnh đó chi phí sản xuất màn hình này khá cao nên ít được sử dụng phổ biến trên các smartphone giá rẻ.
Thiết bị nào sử dụng Super AMOLED
Khi nhắc tới SuperAMOLED, người dùng sẽ nhớ tới thương hiệu điện thoại Samsung đầu tiên. Và Samsung thường sử dụng tấm nền này trên các thiết bị smartphone tầm trung, cận cao và cao cấp của mình.
Về sau, các thương hiệu khác như OPPO, Xiaomi cũng dần áp dụng Super AMOLED trên các sản phẩm của mình với mức phân khúc tương tự, tầm trung trở lên.
- Tham khảo điện thoại sử dụng màn hình Super AMOLED:
Hiển thị 1–30 của 135 kết quả