AMOLED
Màn hình AMOLED là công nghệ màn hình tiên tiến được ứng dụng rộng rãi trên các sản phẩm như điện thoại, máy tính bảng của Samsung. Với những ưu điểm vượt trội về khả năng hiển thị, chất lượng hình ảnh mang lại thì công nghệ Amoled đang được “hứa hẹn” tiềm năng trong tương lai. Đặc biệt là đối với những sản phẩm yêu cầu về độ mỏng của màn hình, thiết kế thông minh.
Màn hình AMOLED là gì
AMOLED (Active Matrix Organic Light Emitting Diode) nghĩa là công nghệ phát quang hữu cơ ma trận động. Màn hình AMOLED là một cải tiến từ màn hình OLED cùng chứa các hợp chất hữu cơ phát quang nhưng được trang bị thêm ma trận chủ động, giúp hình ảnh được hiển thị rõ nét và chân thực hơn, giảm hiện tượng bóng mờ và tăng độ tương phản so với các thế hệ trước.
Công ty Samsung là nhà sản xuất, thiết kế và sáng lập ra công nghệ màn hình này. Nó được cải tiến không ngừng để phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng và nhu cầu ngày càng cao của người dùng.
Hiện nay, Amoled đang được xem là công nghệ màn hình cao cấp nhất hiện nay dành cho các thiết bị công nghệ di động (smartphone, máy tính bảng).
Nguyên lý hoạt động của màn hình AMOLED
Nguyên lý hoạt động của màn hình Amoled là sử dụng các điểm ảnh Oled được gắn trên một tấm film mỏng (TFT), từ đó sẽ tạo nên một ma trận các điểm ảnh được sắp xếp dày đặc theo một trật tự nhất định. Mà nó cho phép hiển thị tín hiệu dưới tác động của dòng điện tử (electron).
Với thiết kế nguyên lý hoạt động như vậy sẽ đem lại một chất lượng hiển thị cao cấp cho màn hình, có thể sử dụng ngoài môi trường chịu tác động bởi nguồn ánh sáng mạnh và giảm bớt lượng điện năng tiêu tốn.
Ưu & nhược điểm của màn hình AMOLED
- Màu sắc hiển thị trên màn hình sắc nét, sinh động. Đây chính là một điểm cộng lớn để người dùng quyết định lựa chọn màn hình Amoled mà không phải là một loại công nghệ màn hình nào khác.
- Độ sáng và độ tương phản cao, màu đen được thể hiện rất đậm và sâu. Chính vì thế nó sẽ tối ưu cho người sử dụng được quan sát hình ảnh chất lượng nhất có thể.
- Đối với màn hình Amoled thì nó sẽ tiết kiệm hơn năng lượng hơn so với các loại công nghệ màn hình khác. Vì khi thể hiện màu đen, màn hình chỉ cần tắt những điểm ảnh tại đó. Vì vậy, khi sử dụng các tông màu như: xám, đen thì Amoled cho thời gian sử dụng lâu hơn, bền bỉ hơn (Điều này có thể thấy rõ ràng trên chế độ “siêu tiết kiệm pin” của các thiết bị điện thoại của Samsung.
- Nhờ cấu tạo đơn giản, lược bỏ những phần không cần thiết mà thiết kế của Amoled mỏng, nhẹ, tinh tế hơn các loại công nghệ khác. Thích hợp với những thiết bị di động siêu mỏng mà đang được nhiều người quan tâm.
- Dải màu trên màn hình rộng hơn, nhiều màu sắc. Đặc biệt là bạn có thể tự tùy chỉnh và lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp với mắt nhìn, tùy vào nhu cầu và sở thích riêng của cá nhân.
- Nếu như so với công nghệ màn hình IPS LCD được cấu thành từ các tinh thể lỏng thì với màn hình Amoled lại có khả năng chịu được lực tốt hơn.
- Nhược điểm duy nhất của màn hình Amoled đấy chính là độ sáng của màn hình chưa thể ngang bằng được so với màn hình LCD. Do đó khi sử dụng sản phẩm dưới ánh nắng mặt trời, thì khả năng hiển thị còn có chút hạn chế.
Sản phẩm nào có trang bị màn hình AMOLED
Được trang bị trên các smartphone cao cấp, màn hình AMOLED cho hình ảnh chân thực, tái tạo màu sắc tự nhiên, tiết kiệm điện và thiết kế mỏng hơn các thế hệ màn hình trước. Dưới đây là danh sách các sản phẩm có trang bị màn hình AMOLED.
Hiển thị 1–30 của 191 kết quả